Đồ chơi, trò chơi với những lợi ích không ngờ cho trẻ mầm non

Thứ sáu - 15/07/2022 10:29
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.Chúng ta đã biết, đồ chơi, trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Nếu đứa trẻ thỏa mãn với nhu cầu tìm hiểu và khám phá ra những đồ dùng, đồ chơi, trò chơi thì trẻ sẽ biết cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó một cách phù hợp, sáng tạo.

1. Vai trò đồ chơi, trò chơi đối với trẻ

* Đồ chơi:

Đồ chơi trẻ em được hiểu là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ dược thiết kế và sản xuất để trẻ em từ sơ sinh đến dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi. Đồ chơi có thể chia làm ba nhóm chính sau: Đồ chơi phát triển trí tuệ; Đồ chơi phát triển thể lực; Đồ chơi phát triển kỹ năng; và bao gồm nhiều dạng: đồ chơi trong lớp học, trong khu vực sân chơi, ngoài trời, trong phạm vi khuôn viên của nhà trường, trong mỗi gia đình…
Tiêu chí để lựa chọn đúng các loại đồ chơi cần dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:
– Đồ chơi thiết kế phải phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ của trẻ
– Tác dụng của đồ chơi đối với trẻ (phát triển trí tuệ, phát triển thể lực hay rèn luyện kỹ năng…)
– Cách sử dụng và cách chơi cho từng loại đồ chơi.
– Đảm bảo được qui chuẩn về an toàn đồ chơi và an toàn cho trẻ khi sử dụng đó là hạn chế đến mức tối đa các mối nguy hiểm tiềm tàng có khả năng xảy ra trong quá trình sử dụng và đảm bảo về sức khỏe, vệ sinh cho trẻ em. 
– Đồ chơi thể hiện được tính giáo dục, tức là đồ chơi phải phán ánh các nội dung: không được trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam; không khuyến khích các tư tưởng bạo lực và có nội dung không phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non.
– Kiểu dáng và màu sắc của đồ chơi phải rực rỡ, đẹp mắt gây được sự hứng thú giúp trẻ phát triển về độ nhạy cảm màu sắc sau này.
* Trò chơi:
Trò chơi ở trẻ em không phải là một hoạt động theo bản năng, cũng không phải vì thừa năng lượng nên mới chơi mà vì do mâu thuẫn giữa nguyện vọng của trẻ em muốn được trực tiếp tham gia vào cuộc sống của người lớn với khả năng của chúng chưa được chuẩn bị đầy đủ nên đã nảy sinh trò chơi. Vậy trò chơi là một hình thức đặc thù độc đáo của trẻ em để thực hiện tác động tương hỗ giữa chủ thể với môi trường xung quanh (trẻ em nhận thức thế giới thông qua trò chơi). Trong trò chơi trẻ mô phỏng lại cuộc sống của người lớn mà chủ yếu là chúng tái tạo các hành động, các quan hệ qua lại của họ một cách độc đáo bằng hành động và hình tượng, đồng thời khi tái tạo các quan hệ của người lớn, trẻ bộc lộ được thái độ, cảm xúc của mình. Khi chơi, trẻ sống một cuộc sống thực đầu tiên chính trong hoạt động chơi chứ không phải hoạt động nào khác, trẻ thực sự là một chủ thể tích cực hoạt động, giao tiếp và chủ động vận dụng các ấn tượng, các kinh nghiệm đã có để củng cố, khái quát thành kiến thức và để hình thành nhân cách. Chính vì vậy trò chơi là thực tiễn tự lực của trẻ em, là một hoạt động phản ánh tự lực và sáng tạo của trẻ cần được người lớn tổ chức hướng dẫn.
* Ý nghĩa:
Giáo dục đạo đức cho trẻ: Trong khi chơi, trẻ nắm được các tiêu chuẩn đạo đức, các quy tắc chơi một cách thực tiễn. Nhờ những mối quan hệ đa dạng trong trò chơi mà đứa trẻ tham gia đã hình thành được các phẩm chất đạo đức quý giá như: Lòng nhân ái, vị tha, đoàn kết, gắn bó biết giúp đỡ lẫn nhau, được giao lưu với nhau một cách tự nhiên và thoải mái luyện được ý chí và ý thức, tính kỷ luật.
Giáo dục trí tuệ: Trò chơi là một hình thức của hoạt động nhận thức. Nó giúp trẻ phát triển các giác quan, phát triển ngôn ngữ, tư duy hành động trực quan, tư duy trực quan hình tượng, phát triển óc tưởng tượng của trẻ. Qua trò chơi, nhu cầu nhận thức của trẻ em sẽ được phát triển.
Giáo dục thể lực: Tạo cho trẻ trạng thái vui vẻ, lanh lợi, hoạt bát, tác động tốt đến sự tuần hoàn, trao đổi chất, giúp cơ thể phát triển nhanh, khỏe. Luyện cho trẻ được các giác quan với những trò chơi phản ứng nhanh, đòi hỏi ghi nhớ, nhanh mắt, quan sát, tập trung…

2. Lựa chọn đồ chơi mầm non, thiết bị mầm non phù hợp giúp con phát triển trí tuệ

Bất cứ loại đồ chơi nào bạn mua về cho các bé phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Sau đây là một số mẹo nhỏ cho các chủ đầu tư trong việc lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé:
- Cha mẹ cần đọc kỹ thông tin trước khi mua để đảm bảo chúng thích hợp với lứa tuổi của con.
- Nên kiểm tra các cạnh sắc và những bộ phận rời, vì những bộ phận này có thể gây thương tích cho bé
- Cẩn thận với những đồ chơi có nguy cơ gây nghẹt thở. Đó có thể là những đồ chơi có nhiều chi tiết nhỏ dễ mắc kẹt trong khí quản của bé
- Đảm bảo âm thanh của các món đồ chơi điện tử không to quá. Những món đồ chơi có cường độ âm thanh quá lớn có thể gây hại đến thính giác của bé.
Sự hiểu biết về đồ chơi mầm non, thiết bị mầm non sẽ giúp cho cha mẹ lựa chọn đúng các loại đồ chơi mầm non, thiết bị mầm non phù hợp cho sự phát triển của các học sinh mình. Hơn nữa, cha mẹ có thể định hướng và đưa ra những trò chơi hấp dẫn, bổ ích với bé. Có thể nói đồ chơi, trò chơi là những yếu tố quan trọng trong quá trình vui chơi của trẻ, lựa chọn đồ chơi, trò chơi thông minh sẽ giúp sẽ không ngừng phát triển trí tuệ, tư duy, óc sáng tạo khi vận dụng vào trong cuộc sống. Để trẻ được vui chơi thoải mái, thích thú hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, phát triển các kỹ năng cần thiết cho trẻ chúng ta cần sáng tạo ra những đồ chơi, trò chơi phù hợp với nhu cầu của trẻ và tạo được môi trường bổ ích cho trẻ hoạt động, giúp cho các chủ nhân tương lai của đất nước có niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Network and partners
Phòng giáo dục và đào tạo Phước Long
Hội thảo về bé
Lớp học của bé
Liên hệ với chúng tôi



Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay91
  • Tháng hiện tại2,539
  • Tổng lượt truy cập75,058
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây