Nếu không phạt con thì bố mẹ nên làm gi?

Thứ hai - 01/08/2022 15:13
Trường mầm non Yên nghĩa I chia sẻ với các bậc phụ huynh những gợi ý về Kỷ luật Thưởng - Phạt của tiến sỹ Tâm lý học phát triển Solter.
Nếu không phạt con thì bố mẹ nên làm gi?

Có một câu nói khá nổi tiếng của Gandhi thế này “Có 2 loại sức mạnh. Một loại có được nhờ sự sợ hãi của hình phạt và một loại có được bằng những hành động của tình yêu.
Sức mạnh và quyền lực dựa trên tình yêu dường như luôn có hiệu quả và có hiệu quả về lâu dài gấp ngàn lần so với sức mạnh và quyền lực bắt nguồn từ nỗi sợ bị trừng phạt”. “Sức mạnh” của Bố Mẹ và quyền lực của “kỷ luật” trong quá trình dạy dỗ con cái cũng nên được hiểu như vậy.
Sự sợ hãi và đối phó sẽ chỉ đến một giới hạn nào đó mà thôi.
Vậy nếu không phạt con, thì chúng ta nên làm gì? Dưới đây là những gợi ý sau đây về Kỷ luật không Thưởng - Phạt của tiến sỹ Tâm lý học phát triển Solter hy vọng sẽ hữu ích với các Bố Mẹ.
✅ HIỂU NHU CẦU CỦA CON.
Con cần được chơi gì đó hoặc phân tâm trong khi chờ xếp hàng, không thể bắt em bé đứng yên xếp hàng trong một thời gian dài.
✅ ĐƯA RA THÔNG TIN VÀ LÝ DO.
Nếu con vẽ lên tường, hãy giải thích cho con vì sao chỉ vẽ lên giấy.
✅ HIỂU VỀ CẢM XÚC/CẢM NHẬN CỦA CON.
Công nhận, chấp nhận và lắng nghe cảm xúc của con. Nếu con đánh em mình, hãy khuyến khích con thể hiện sự tức giận và ghen tức theo những cách vô hại khác. Con cũng có thể khóc hoặc tức giận, đó là bình thường.
✅ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG TRƯỚC NẾU CÓ THỂ
Điều này đôi khi dễ dàng hơn cố gắng thay đổi một đứa trẻ.
Ví dụ: Nếu con liên tục lấy đồ ra khỏi tủ bếp để chơi, hãy lắp thêm chiếc khoá chống trẻ em mở ra vào tủ.
✅ TÌM KIẾM SỰ CHẤP NHẬN, CHUYỂN HƯỚNG HÀNH VI của con thay vì chỉ áp đặt mệnh lệnh.
Ví dụ: Nếu bạn không muốn xây dựng một pháo đài trong phòng bếp, đừng chỉ nói không. Nói với con về nơi phù hợp hơn, và có thể cùng con xây dựng nó.
✅ MÔ PHỎNG CÁCH THỨC/CÁCH LÀM.
Ví dụ: nếu con kéo đuôi con mèo, hãy chỉ cho bé cách vuốt ve mèo đúng mà không nguy hiểm, mô phỏng hành động - đừng chỉ nói suông.
✅ CHO CON ĐƯỢC LỰA CHỌN, trao quyền quyết cho con thay vì ra lệnh bởi mệnh lệnh sẽ châm ngòi cho một cuộc đấu tranh.
Ví dụ: “Con muốn đánh răng trước hay sau khi mặc đồ ngủ?” thay vì “Đi đánh răng mau lên”.
✅ THI THOẢNG HÃY BẬT CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN.
Ví dụ: Mẹ sẽ cho phép con không phải đánh răng tối nay vì con đã quá mệt rồi.
✅ CHO CON THỜI GIAN CHUẨN BỊ.
Ví dụ: Nếu cả nhà chuẩn bị đi ăn bên ngoài, hãy nói với con về cách bạn mong đợi con cư xử. Càng cụ thể càng tốt. Nhập vai lại càng khiến trẻ dễ đối phó và chuẩn bị hơn trong những tình huống khó khăn.
✅ ĐỂ SỰ VIỆC DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN (khi thích hợp), đừng giúp con quá nhiều.
Ví dụ: Một đứa trẻ không treo khăn tắm và quần áo của chúng lên và sáng hôm sau thấy đồ vẫn còn ướt - đó là cách chúng rút kinh nghiệm (nhưng cũng đừng tạo ra những hậu quả có tính sắp đặt, giả tạo).
✅ TRÒ CHUYỆN VỀ CẢM XÚC/CẢM NHẬN của bạn với con, hãy để trẻ hiểu hành vi của trẻ ảnh hưởng tới bạn như thế nào. Ví dụ: Mẹ cảm thấy quá mệt mỏi khi phải dọn những mẩu đồ ăn rơi vãi và đồ chơi của con ở trong phòng khách và phòng bếp.
✅ HÀNH ĐỘNG VÀ GIỮ THÁI ĐỘ DỨT KHOÁT KHI CẦN THIẾT.
Ví dụ: Nếu con chạy quá nhanh trên đường phố mà bạn không thể dừng con lại được bằng lời nói, hãy nắm chặt tay và vừa đi vừa giải thích về sự nguy hiểm.
✅ ÔM CON.
Trẻ đang trong cơn hung hăng hoặc tức giận có thể được xoa dịu nhờ sự ôm ấp, theo cách yêu thương và hỗ trợ, cảm xúc của con có thể bị dồn nén thành những giọt nước mắt - điều đó hoàn toàn tốt.
✅ TẠM BỎ QUA TÌNH HUỐNG VỪA XẢY RA và ở lại cùng còn. Dành thời gian để lắng nghe, chia sẻ cảm xúc, ôm ấm và cùng con giải quyết xung đột hoặc nói về việc đúng/sai, tốt/xấu sau khi con đã bình tĩnh.
✅ HÃY LÀM CÙNG NHAU, như một trò chơi. Nhiều tình huống xung đột có thể chuyển biến thành một trò chơi.
Ví dụ: hãy giờ vờ chúng ta là 7 chú lùn đi, ngồi xuống thấp như thế này và cùng nhau dọn dẹp nhé. Hoặc “Hôm nay mẹ đánh răng cho con xong rồi con đánh răng cho mẹ nhé”.
✅ TỎ RA HÀI HƯỚC.
Ví dụ: Nếu con giận bạn, hãy mời con thể hiện sự tức giận bằng một hành động hay cuộc chiến gối vui vẻ. Hãy giả vờ đầu hàng con. Tiếng cười giúp giải quyết cơn tức giận và cảm giác bất lực.
✅ TÌM KIẾM SỰ THOẢ THUẬN.
Ví dụ: Nếu đã tới lúc rời khỏi sân chơi nhưng con vẫn chưa muốn về, hãy thoả thuận với con về số lần con có thể trượt cầu trượt trước khi rời đi.
✅ CÙNG ĐƯA RA HƯỚNG GIẢI QUYẾT.
Thảo luận về những xung đột đang diễn ra với con, nêu nhu cầu của bố mẹ và yêu cầu con cùng tìm ra giải pháp. Xác định các quy tắc rõ ràng với nhau.
✅ MỞ RỘNG SỰ KỲ VỌNG.
Trẻ nhỏ có cảm xúc và rất ồn ào, tò mò, lộn xộn, cố ý, thiếu kiên nhẫn, đòi hỏi, sáng tạo, hay quên, sợ hãi vô cớ, tự cho mình là trung tâm và tràn đầy năng lượng. Hãy cố gắng chấp nhận bởi chúng là trẻ con.
✅ HÃY THỬ LẠI LẦN NỮA.
Rời khỏi phòng và làm bất cứ điều gì cần thiết để lấy lại cảm giác bình tĩnh và phán đoán sáng suốt của bạn. Người lớn kiểm soát cảm xúc tốt hơn trẻ con mà. Bạn có thể gọi điện cho ai đó, khóc, thiền hoặc đi tắm chẳng hạn. Sau đó hãy bình tĩnh và trò chuyện thêm với con sau.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Network and partners
Phòng giáo dục và đào tạo Phước Long
Hội thảo về bé
Lớp học của bé
Liên hệ với chúng tôi



Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay29
  • Tháng hiện tại6,345
  • Tổng lượt truy cập81,556
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây